Thermostat tủ lạnh là một trong những bộ phận đóng vai trò rất quan trong, nó giúp kiểm soát điều chỉnh nhiệt độ theo nhu cầu sử dụng, tăng thời gian đông đá, giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Trong nội dung hôm nay, hãy cùng điện lạnh Thành Tín tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại từng Thermostat
Contents
Thermostat tủ lạnh là gì ?
Thermostat hay còn gọi là rơle có tác dụng đóng ngắt và điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh, thiết bị này giúp tủ lạnh hoạt động một cách ổn định và chính xác.
Nếu tủ lạnh có những dấu hiệu gì như không lạnh, không mát, không đông đá mà liên quan đến nhiệt độ thì đa phần là do bộ phận này có vấn đề
Cấu tạo và nguyên lý Thermostat
Thermostat có cấu tạo rất đơn giản bao gồm các bộ phận có chức năng đóng ngắt cụ thể như sau:
- 1 đầu dò (Đầu cảm biến nhiệt)
- Hộp thiết bị đóng ngắt điện
- Núm điều chỉnh nhiệt
- Lò xo
Nguyên lý hoạt động của Thermostat cũng không quá phức tạp, khi bạn vặn núm xoay điều chỉnh đến mức nhiệt độ yêu cầu như MAX thì bộ điều khiển sẻ bắt đầu đóng và cấp điện đến máy nén (Block)
Khi tủ lạnh đạt nhiệt độ yêu cầu, đầu cảm biến nhiệt sẻ tác động đến Thermostat đồng thời ngắt điện và lốc ngừng hoạt động
Vị trí thermostat tủ lạnh nằm ở đâu ?
Bạn có thể xác định vị trí thermostat ở phía sau núm điều khiển, nó thường nằm ở ngăn mát của tủ lạnh
Phân loại thermostat tủ lạnh
Thermostat tủ lạnh cơ học
Là một dạng công tắc dòng điện, thiết bị này gồm một núm điều chỉnh nhiệt, thanh cảm biến và động cơ đóng ngắt
Trong đó gồm một tiếp điểm cố định và đòn bẫy di chuyển được cấu tạo bơi 2 thanh kim loại có hệ số giãn nỡ riêng biệt để phản ứng sự thay đổi của nhiệt độ
Tuy theo mức nhiệt điều chỉnh, nếu đặt ở mức cao nhất thì khả năng làm nóng thanh kim loại sẻ lâu hơn đồng thời tủ lạnh sẻ được làm lạnh nhiều hơn
Thermostat tủ lạnh điện tử
Loại này hoạt động dựa trên nguyên lý của Thermostat cơ học, tuy nhiên thiết bị này có trị số hoạt động chính xác hơn, giúp bạn nắm bắt được thời gian hoạt động và đóng ngắt cụ thể
Bộ điều khiển nhiệt điện từ gồm: Mạch tích hợp và một số bộ phận cố định nhỏ, tùy thuộc vào từng loại tủ lạnh mà bạn có thể điều chỉnh bằng nút bấm hoặc điều chỉnh trực tiếp trên màn hình cảm ứng
Chính vì thế, nó có khả năng kiểm soát nhiệt rất tốt, giới hạn biến động cộng hoặc trừ 0,1 độ C.
Cách kiểm tra thermostat có bị hỏng hay không ?
Để kiểm tra thermostat bạn tiến hành cắm điện để tủ lạnh hoạt động và vặn thermostat về mức nhiệt độ thấp nhất (vặn về số 1)
Sau đó chờ khoảng 10 – 15 phút khi block tủ lạnh ngưng làm việc, nếu bạn kiểm tra tủ lạnh vẫn chưa đủ nhiệt độ thì kết luận thermostat bị hỏng.
Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra thermostat còn hoạt động không bằng đồng hồ điện ampe. Cách thức kiểm tra như sau:
Dùng 2 que kim đồng hồ, chạm vào vị trí giắc của thermostat (Tức là đầu âm dương), nếu kim đồng hồ nhảy thì chứng tỏ mạch thông, thermostat còn hoạt động
Ngoài ra bạn thử vặn núm điều chỉnh, nếu có tiếng kêu tách thì chứng tỏ thermostat còn sống và ngược lại
Hướng dẫn cách chỉnh thermostat tủ lạnh
Có rất nhiều loại tủ lạnh khác nhau nên hệ số làm lạnh cũng khác nhau và để điều chỉnh thermostat tủ lạnh phù hợp bạn thực hiện như sau:
Bạn có thể điều chỉnh thermostat khoảng 2 ºC đến 8 ºC, đối với ngăn đông bạn nên để khoảng -18 ºC, mặc dù bạn có thể đặt nó từ -16 ºC đến -24 ºC tùy thuộc vào những gì bạn cần
Ngoài ra, trên một số núm điều chỉnh sẻ có mức nhiệt từ 1 – 6, bạn nên đặt nó ở mức 3. Sau 24h bạn kiểm tra lại xem nhiệt độ tủ lạnh có đạt theo yêu cầu không ? Nếu không thì nên tăng thêm một mức và ngược lại
Báo giá thermostat tủ lạnh theo từng hãng
- Thermostat tủ lạnh Toshiba: 125.000 đ
- Thermostat tủ lạnh Panasonic: 170.000 đ
- Thermostat tủ lạnh Sanyo: 165.000 đ
- Thermostat tủ lạnh Sharp: 190.000 đ
- Thermostat tủ lạnh Samsung: 110.000 đ
- Thermostat tủ lạnh Aqua: 150.000 đ
Để mua Thermostat bạn có thể tìm kiếm đến các cửa hàng chuyên vật tư điện lạnh hoặc mua trực tiếp trên các kênh TMDT như Shopee, Lazada, Tiki